Chào mừng bạn ghé thăm website chính thức của dòng họ nguyễn bá thôn quang chiêm

TỘC ƯỚC

08 Th1, 2022 admin

TỘC ƯỚC CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN PHÙNG

(Quy chế tổ chức và hoạt động của dòng họ Nguyễn Phùng)

 

****

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

Dòng họ Nguyễn Phùng chúng ta được lập nên từ thời Chúa Thượng (1635 – 1648), tính đến nay (2017) cũng gần 400 năm. Ông Tổ giữ chức “Kim Long điện thiếu Khanh” tên Húy của Chính tiên tổ là Nguyễn Phúc Trung. Đến đời thứ 9, dòng họ ta có ông Nguyễn Duy Nghĩa, gia phả ghi: “Hiển tằng Tổ Lễ triều Quốc Tử Giám, Giám Sinh, Lịch trúng Tam Trường Hội Thí”. Hậu duệ các đời sau đã kế thừa phát huy truyền thống đó, làm cho họ ta càng rạng danh. Xã hội hiện đại ngày nay có nhiều biến động, có cả yếu tố tích cực và tiêu cực có thể tác động chi phối đến con người. Dòng họ là một tổ chức đại gia đình cũng có thể bị tác động. Do vậy muốn để dòng họ ta ngày càng phát triển thịnh vượng, an khang, phát huy mặt tích cực, tránh được các tác động tiêu cực thì Họ ta cần phải được tổ chức và hoạt động theo một quy ước chặt chẽ. Nay chúng ta xây dựng tộc ước này quy định những điều nhằm đưa việc họ vào nề nếp thống nhất, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” theo lời dạy của Tiên Tổ “Cành lá trên cây vốn ở gốc rễ; Nước trong sông, rạch vốn ở ngọn nguồn; con cháu loài người vốn ở Tổ tông; Người thân không để mất sự thân ái”. Để xây dựng dòng họ ngày càng đoàn kết, thương yêu nhau, giữ gìn những tinh hoa, tập quán tốt đẹp của dòng họ; xây dựng dòng họ phát triển ngày càng đông về số hộ, số định; càng mạnh về nhân tài, vật lực, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là: ”Xây dựng xã hội văn minh, gia tộc, gia đình hạnh phúc”.

 

****

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DÒNG DỌ NGUYỄN PHÙNG

(Sẽ bổ sung sau – Điều 1-3)

****

 

 CHƯƠNG II: QUY CHẾ TỔ CHỨC DÒNG HỌ

 

Điều 4. Họ có Trưởng họ (Tộc trưởng), là người đứng đầu Dòng họ. Trưởng họ, được suy tôn theo thứ tự gia phong.

  • Trưởng họ là con trai trưởng của Chi đầu;
  • Nhiệm vụ của Trưởng họ là người giữ vị thế đứng đầu họ tộc, xưng danh, chủ tế trong các Kỳ Tế Lễ.
  • Đối với trong họ: là người đề ra chủ trương kế hoạch biện pháp lớn trong mọi công việc, chỉ đạo và kết hợp với Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc, tổ chức toán họ thực hiện các nhiệm vụ: thờ phụng cúng lễ Tiên tổ, bảo vệ tôn tạo Nhà thờ Họ, Khu mộ tô; là người nắm được tình hình các gia đình con cháu trong toàn họ về bổn phận hiêu đạo đối với tiên tổ và dòng họ, về việc hiếu hỷ, cũng như các việc khác, để tổ chức động viên con cháu trong toàn họ đoàn kết thống nhất hoàn thành mọi nhiệm vụ, tích cực xây dựng dòng họ thịnh vượng an vui;
  • Đối với ngoài họ: Tộc trưởng là người trực tiếp quan hệ công tác về việc họ với các dòng họ khác, liên hệ với chính quyền địa phương khi thực hiện các công việc của Họ liên quan đến xây dựng, tôn tạo.

 

Điều 5. Hội đồng Gia tộc: Hoạt động theo nguyên tắc “tự nguyện, tự giác, dân chủ và đồng thuận”. .

Hội đồng Gia tộc là Hội nghị toàn thể các thành viên trong toàn họ, được tổ chức định kỳ hay bất thường khi có sự kiện lớn của họ. Hội nghị Hội đồng gia tộc phát huy trí tuệ tập thể, dân chủ bàn luận, khi quyết định thì theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số. Nghị quyết của Hội nghị Hội đồng gia tộc có giá trị tuyệt đối, mọi thành viên trong họ ai nấy cần đồng thuận chấp hành nghiêm chỉnh.

 

Điều 6. Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc (Ban Chấp hành Họ).

  1. Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc gồm Trưởng họ, Trưởng các chi và những người có uy tín, năng lực chuyên môn, từ 25 tuổi trở lên và có ý thức chăm lo việc họ, do Hội đồng Gia tộc bầu ra bằng hình thức biểu quyết giơ tay.
  • Trưởng Ban và Phó trưởng Ban do Hội đồng Gia tộc bầu ra. Ban chấp hành phân công các ủy viên phụ trách các Tiểu Ban chuyên môn.
  • Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc có nhiệm kỳ 5 năm. Những uỷ viên có uy tín, sức khoẻ tốt, chăm lo việc họ có thể được tín nhiệm nhiều nhiệm kỳ.
  • Uỷ viên Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc sẽ bị bãi nhiệm nếu mất uy tín do kém đức độ và thiếu ý thức chăm lo việc họ.
  • Trong mỗi nhiệm kỳ, khi có uỷ viên BCH qua đời, sức khoẻ suy giảm nhiều hay chuyển đi xa lập nghiệp, hoặc bị bãi chức, nếu cần thì có thể bổ sung người khác vào thay (tốt nhất là người cùng chi đó).
  1. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc
  • Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc là tập thể lãnh đạo toàn họ thực hiện chủ trường việc họ được Tộc trưởng đề ra và được hội nghị Hội đồng Gia tộc nhất trí thành nghị quyết.
  • Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. thiểu số phục tùng đa số
  • Hàng năm, vào dịp chuẩn bị Giỗ Tổ, Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc cần họp tổng kết hoạt động trong năm của họ, bàn về phương hướng hoạt động năm tới. BCH có thể họp bất thường khi có việc quan trọng đột xuất cần giải quyết. Trưởng Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc mời thành viên Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc họp, chủ trì hội nghị sau khi thống nhất với trưởng tộc.

 

Điều 7. Các tiểu ban chuyên môn

Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc lập các tiểu ban và phân công một số uỷ viên có năng lực phù hợp

  1. Tiểu ban Nghi lễ và Quản lý: Do Tộc trưởng và Trưởng chi lớn thứ Hai đảm trách Chủ trì nghi lễ cúng Lễ giổ Tổ và giỗ bà tổ cô ngày 08 tháng Giêng; Giỗ cao tổ khảo: Nguyễn Phúc Thận cúng ngày 30/9 âm lịch và lễ cúng cơm mới (thường tân) vào ngày 25 tháng 10 hàng năm, Lễ Tết Nguyên đán, các lễ khác bất thường

Quản lý Bảo quản và bổ sung bộ Tộc phả thường xuyên. Bảo quản Nhà thờ tô và mọi trang thiết bị, giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất của dòng họ.

  1. Tiểu ban Tài chính: Do Tộc trưởng làm Chủ tài khoản và 2 thành viên trong họ đảm trách, phân công 1 kế toán, 1 thủ quỹ.
  • Chủ tài khoản có nhiệm vụ thường xuyên biết cụ thể tình hình tổng thể về tài khoản của Dòng họ, thống nhất ý kiến với Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc về các khoản thu chi, ký duyệt tất cả chứng từ thu, chi. Tất cả các khoản thu chi đều phải được Chủ tài khoản duyệt mới được coi là hợp lệ. TH
  • Kế toán có nhiệm vụ: lập các chứng từ thu chi cho người nạp và chi tiền làm 3 liên (một cho người nạp tiền nhận tiền, một cho thủ quỹ, một cho kế toán), lập và ghi vào sổ thu sổ chi đầy đủ minh bạch, có kết toán sau mỗi lần thu, chi để biết tồn quỹ sau mỗi thời gian. Trong dịp Giỗ Tổ hàng năm, hoặc sau mỗi dịp có sự thu chi lớn, Ban TC báo cáo tài chính công khai trước toàn họ.
  • Thủ quỹ có nhiệm vụ: Quản lý các khoản tiền thu, xuất chi theo đúng chứng từ thu, chi do kế toán lập và đã được Chủ tài khoản ký duyệt. Thủ quỹ lập sổ quỹ ghi đầy đủ các khoản thu, chi. Thủ quỹ không được tự thu, tự chi khi chưa có chứng từ do kế toán lập.
  1. Tiểu ban nữ công: Do 1 ủy viên BCH làm trưởng tiểu ban và thành viên là tất cả các bà, các chị trong họ đảm trách việc hậu cần, soạn sửa mâm cỗ cho mỗi dịp cúng lễ.
  2. Tiểu ban Tu tạo và vận động (Được lập khi có công việc tụ tạo kiến thiết việc họ).
  3. Tiểu ban kiểm tra: Do một ủy viên BCH làm trưởng ban và 2 thành viên thực hiện kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng quỹ họ, kiểm tra việc thực hiện Tộc ước, báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại với Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc và HĐGT xem xét quyết định.
  4. Ban Cố vấn: Bao gồm toàn một số vị cao niên tâm huyết, hiểu biết về việc họ, có nhiệm vụ góp những ý kiến có giá trị trong việc họ với Tộc trưởng và Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc.
  5. Tiểu ban Đối ngoại: Do Tộc trưởng, Trưởng BCH Hội đồng gia tộclàm trưởng phó ban và 2 thành viên là người nắm vững lịch sử Dòng họ, có năng lực giao tiếp với các cơ quan cấp trên, với các Dòng họ bạn, để lên hệ mọi công tác liên quan đến việc Họ.
  6. Tiểu ban bổ sung gia phả: Có trách nhiệm siêu tầm tộc phả, bổ sung tộc phả, soạn thảo xây dựng, bổ sung quy ước của dòng dọ. Hướng dẫn các trưởng chi và con | bọ siêu tâm gia phả theo chi, cành để kết nối dòng họ.

 

****

CHƯƠNG III: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG HỌ

 

Điều 8. Thành viên trong họ. Tất cả mọi người được sinh ra từ gia đình mang Các dòng họ Nguyễn Phùng gồm 5 chi và con dâu đều là thành viên trong họ.

  1. Mọi thành viên trong gia tộc đều có quyền:
  • Thừa hưởng truyền thống dòng họ, được cúng lễ dâng hương lễ Giỗ Tổ họ, giỗ Bà Tổ cô, lễ Tết và các lễ khác của bản thân và gia đình như lễ nhập nhân khấu mới sinh, lễ thành hôn cho con.
  • Mọi thứ tài sản, di sản thuộc văn hoá vật thể và phi vật thể hiện có là thành quả của bao thế hệ đã tạo ra đều là của chung, là quyền lợi vật chất và tinh thần mà mọi thành viên trong gia tộc đều có quyền thừa hưởng và bảo vệ. Không ai được vi phạm, làm mất mát hư hỏng, không được lấy làm của riêng của mình .
  • Được tìm hiểu và nắm bắt các thông tin tư liệu, số liệu về truyền thống, về các hoạt động của Họ Nguyễn Phùng.
  • Được trực tiếp hoặc gián tiếp ứng cử, đề cử, bầu chọn người vào Ban Chấp hành Hội đồng Gia tộc. Có quyền bày tỏ ý nguyện và tham gia góp ý kiến về những vấn đề có liên quan đến việc họ.
  • Được yêu cầu Ban Chấp hành Hội đồng Gia tộc công khai tình hình hoạt 6 động, quản lý và phát triển tài sản, tạo và sử dụng quỹ họ. Được đề xuất các hoạt động, các biện pháp giữ gìn và phát huy truyền thống gia tộc; đề xuất yêu cầu xử lý những người không nghiêm chỉnh thực hiện tộc ước…
  • Được đề nghị Gia tộc giúp đỡ khi gặp khó khăn, tang gia, hoạn nạn, tạo điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần.
  1. Mọi thành viên trong gia tộc đều có bổn phận TSCĐ
  2. Chăm lo việc Họ
  • Tất cả mọi người, trong từng gia đình, từng Chi, luôn luôn tâm niệm rằng chúng ta đều thờ chung một Cụ Thuỷ tổ và liệt vị Tiên Tổ thuộc dòng họ Nguyễn Phùng, cùng có mối quan hệ huyết thống, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, con dâu, con nuôi,(kể cả con rể, con gái và cháu chắt ngoại nếu tự nguyện) đều có quyền và bổn phận thực hiện Tộc ước, phát huy truyền thống Tổ tông, thờ phụng Tổ Tiên, chăm lo việc họ.
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ được Tộc trưởng, Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc phân công một cách tự giác không cầu tư lợi. Có ý thức tôn trọng thứ bậc gia phong trong họ. Luôn luôn coi trọng chữ “Tâm”, coi trọng giữ hiếu đạo với Tiên Tổ, kính trọng, thương yêu giữ trọn khối đoàn kết sắt son trong toàn họ, kính già yêu trẻ, sống ngày nay, nhưng luôn nghĩ để lại cái gì tốt đẹp về nhân cách cho con cháu mai sau.
  • Con trai từ trẻ đến già trong họ (kể cả con nuôi hợp pháp) đều có bổn phận đóng góp tộc phí và công sức để duy trì việc họ, xây dựng, tụ tạo Nhà Thờ, Mộ Tổ họ, bổ sung, mua sắm đồ thờ, vật dụng theo quy định của Hội đồng Gia tộc.
  • Con gái, con rể và các cháu, chắt bên ngoại gần, xa có lòng hiếu nghĩa, tự nguyện cũng tiến tiền của, công sức để duy trì việc họ, xây dựng Nhà Thờ, Mộ Tổ và dâng hương phụng thờ Tổ Tiên đều được hoan nghênh và ghi nhận công đức vào Số vàng của Dòng họ.
  • Mọi người trong toàn dòng họ cần tìm hiểu nắm rõ thứ tự các Chi, các đời để giữ gia phong và xưng hô theo đúng trật tự trên dưới, thế thứ họ hàng.
  • Mọi người phải có ý thức tìm hiểu về cội nguồn, Tổ tiên để tiếp tục bổ sung THI Tộc phả, kết nối dòng họ.
  • Mọi người cần bố trí công việc về dự lễ Tổ đông đủ, giao tiếp lịch sự theo đúng thế tự gia phong, có ý thức tổ chức và tham gia mọi việc họ.
  • Những người được Ban Chấp hành Hội đồng Gia tộc giao đảm trách phần việc gì (như gây dựng và quản lý quỹ họ; trông nom nhà thờ và mộ Tổ, tu tạo nhà thờ – mộ Tổ…) phải có ý thức trách nhiệm trước Gia tộc, thực hiện tốt phần việc được giao, không được vụ lợi.
  1. Phấn đấu, học tập, giữ gìn gia phong và phát huy truyền thông dòng họ.
  • Tất cả các chi, và từng gia đình, từng thành viên trong họ thực hiện các cuộc vận động “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”…bài trừ mọi tệ nạn xã hội: mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè bê tha … sống phải có kỷ cương, trên kính – dưới nhường, giao tiếp phải theo phép tắc trên dưới, thế thứ họ hàng, chan hoà đoàn kết với dân làng.
  • Các vị cao niên, Trưởng họ, Trưởng chi, các uỷ viên trong Ban Chấp hành Hội đồng Gia tộc phải gương mẫu và giáo dục, động viên con cháu trong dòng họ thực hiện Tộc ước: giữ gìn nề nếp gia phong – thuần phong mỹ tục, học tập nâng cao trình độ hiểu biết, tuân thủ Pháp luật, phụng dưỡng cha mẹ chu đáo, chăm nuôi con cháu học hành, công tác tốt.
  • Những người là đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức hoặc tham gia công tác (kể cả lực lượng vũ trang) phải phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và tổ chức giao phó, khắc phục khó khăn tiếp tục học tập nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ, chính trị, nghiệp vụ.
  • Lớp thanh thiếu niên (con cháu nội ngoại) phải tích cực tu dưỡng đạo đức, chăm học để trở thành con ngoan trò giỏi, đỗ đạt cao. Đặc biệt là những cháu có năng khiếu, có biệt tài thì gia đình và chi họ, dòng họ cần quan tâm tạo điều kiện, để các cháu thành tài, xứng đáng với truyền thông dòng họ.

 

****

CHƯƠNG IV: CÁC CUỘC CÚNG LỄ

 

Điều 9. Quy định chung

  1. Trước khi cúng lễ, Ban Cúng lễ tổ chức con cháu một bộ phận hay toàn họ làm vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài nhà thờ, sắm sanh đầy đủ lễ vật theo phong tục và lễ tục của dòng họ. Mỗi cuộc cúng lễ đều cúng theo trình tự:
    1. Cúng Thần linh thổ địa.
    2. Cúng Tiên Tổ
  • Cúng Tổ Cô
  1. Lễ Sóc và lễ võng: Lê Sóc cúng vào ngày 1, lễ võng cúng vào ngày Rằm hàng tháng, tại Nhà thờ Tổ ở 3 ban thờ do tộc trưởng và trưởng ban Cúng lễ phụ trách.
  2. Lễ Giổ Tổ, giỗ ông bà chính tiên tổ và bà Tổ cô được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Giỗ cao tổ khảo Nguyễn Phúc Thuận cũng ngày 30 tháng 9 Âm lịch. Toàn Họ làm lễ thường Tân (cúng cơm mới) vào ngày 25 tháng 10 âm lịch hàng năm. Lễ vật do mỗi gia đình đóng bằng tiền một khoản do hội nghị toàn họ thống nhất theo giá cả hàng năm, do bạn nữ công chế biến bày soạn. Toàn thể mọi người trong họ (kể cả con cháu ngoại) đều dự lễ cúng giỗ.

Khi dự lễ ai nấy phải ăn mặc nghiêm túc, thái độ kính cẩn, vui vẻ, trật tự, tôn trọng mọi người, không nói chuyện riêng, làm việc riêng để buổi lễ diễn ra trang nghiệm thành kính trước anh linh liệt vị Tiên tổ.

  1. Nội dung buổi lễ:
  • Tập trung mọi thành viên vào trước Ban thờ tổ theo Nam tả, Nữ hữu . Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc báo cáo kết quả hoạt động của BCH Hội đồng gia tộc trong thời gian qua. Một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới đề nghị hội đồng gia tộc cho ý kiến và quyết nghị.
  • Tộc trưởng và Người đọc văn cúng hành lễ, người đọc văn tuyên đọc văn cúng.
  • Theo thứ tự các chi, con cháu mọi người lên dâng hương.
  • Sau lễ tạ hóa vàng, hạ lễ và toàn thể con cháu hưởng lộc tiên tổ.
  1. Lễ Tết Nguyên đán: Mọi người trong họ đều tâm niệm hướng về Tiên tố , hướng về gia đình, anh em trong họ Nguyễn Phùng mỗi dịp Tết Nguyên đán đến. Góp lễ vật tùy tâm và khả năng để phụng thờ Tổ tiên tại Nhà thờ Tổ.

BCH Hội đồng gia tộc phân công 3 gia đình chịu trách nhiệm soạn lễ vật cúng chiều 30 (lễ tuế trừ), sáng Mồng Một (lễ Nguyên đán), lễ Tạ hóa vàng (chiều ngày Mồng bốn Tết).

Trong dịp cúng Tết, mọi thành viên trong họ nên tự nguyện đến Nhà thờ Tổ dâng hương tỏ lòng thành kính tạ ơn Tiên tổ và nguyện cầu những điều tốt lành cho cá bản thân và gia đình.

 

****

  

CHƯƠNG V: QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DÒNG HỌ

 

Điều 10.

  1. Tài sản của dòng họ là tài sản, di sản vô giá của tổ tiên để lại đã gần 400 năm truyền từ đời này sang đời khác, và toàn bộ đồ tế khí trong nhà thờ.
  2. Trách nhiệm của người trông coi Nhà thờ: Toàn họ cử ra một người trông | coi Nhà thờ. Người trông coi nhà thờ cần:
  3. Phải có đức độ, có ý thức giữ gìn toàn vẹn tài sản của Gia tộc, không được lợi dụng tài sản của gia tộc để làm lợi cho cá nhân mình. Không được gây cản trở cho các hoạt động việc họ. Không được để người khác lợi dụng tài sản Nhà thờ, sân Nhà thờ vào mục đích riêng tư. Nếu bản thân sử dụng sản Nhà thờ vào việc riêng của gia đình thì phải được sự đồng ý của Trưởng tộc. Nhưng sau đó phải dọn vệ sinh sạch sẽ.
  4. Giữ vệ sinh môi trường, sự tôn nghiêm của Nhà thờ, không để cho mọi sinh hoạt không bình thường làm ảnh hưởng đến nơi thờ tự. Không để cho trẻ con vào no đùa, nghịch phá trong khuôn viên Nhà thờ.
  5. Hương khói theo quy định và mở cửa:
    • Mở cửa thắp hương Nhà thờ ngày Mồng Một và Ngày Rằm âm lịch hàng tháng.
    • Mở cửa vào các ngày lễ tiết, ngày Tết và ngày Giỗ Tổ. – Mở cửa cho con cháu ở nơi xa về thắp hương Tiên Tổ vào bất kỳ thời gian nào.
  6. Tiền hương khói trích từ Quỹ dòng họ do con Họ đóng góp.

 

****

  

CHƯƠNG VI: VIỆC HIẾU, HỈ

 

Điều 11. Khi sinh con trai gia đình cần báo cáo Trưởng tộc và trưởng BCH Hội đồng gia tộc biết và tiến hành có lễ yết cáo Tổ tiên để gia nhập họ cho đứa trẻ, (không đặt trùng tên với các cụ tố).

 

Điều 12. Kết hôn

Trai, gái trong họ chung dòng huyết tộc không được kết hôn với nhau. Khi mới sinh con, khi tổ chức lễ thành hôn cho con,các gia đình nên có lễ cúng tại Nhà thờ Tổ để yết cáo Tổ tiên chứng giám. Đám cưới nên tổ chức văn minh,tiết kiệm.

 

Điều 13. Hoạt động việc hiếu

  1. Việc thăm hỏi (thăm người ốm đau) chủ yếu tiến hành trong Chi họ. Khi có người ốm đau nhẹ, điều trị ở nhà dăm ba hôm thì các gia đình trong họ gần kề qua lại thăm hỏi động viên. Nếu có người ốm đau nặng, phải điều trị tại bệnh viện thì Tộc trưởng và Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc tổ chức thăm hỏi. Chi phí quà thăm ốm do chi tộc thống nhất và quyết định.
  2. Khi gia đình nào trong Họ gặp rủi ro, hoạn nạn thì Tộc trưởng và Ban chấp hành Hội đồng Gia tộc vận động các gia đình trong Họ đến thăm hỏi. Nếu cần thì vận Cho động quyên góp trợ cấp, giúp đỡ kịp thời.
  3. Gia đình nào có người mất (là ông bà, cha mẹ, hoặc chủ sự gia đình) thì báo cho Tộc trưởng và Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc sẽ đến bàn kế hoạch tổ chức tang lễ và phân công hỗ trợ gia chủ làm lễ tang chu đáo. Gia tộc có phúng viếng (bằng trướng, hay bằng tiền mặt, giá trị lễ được thống nhất theo từng giai đoạn giá cả thị trường do chi tộc biện lễ).
  4. Những người được đi du học, tốt nghiệp đại học và trên đại học, những THẾ người được tặng huân huy chương, được tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên, được đến Nhà Thờ Họ dâng lễ cẩn cáo Tổ Tiên và được ghi tên vào Trang Vàng danh dự, nêu có tiên công đức thì được ghi thêm vào Trang Vàng công đức.

 

****

CHƯƠNG VII: LẬP VÀ QUẢN LÝ QUỸ HỌ

 

Điều 14. Mục đích xây dựng quỹ

Gây quỹ họ nhằm duy trì các hoạt động việc họ:

  • Tu tạo Nhà thờ, Mộ Tổ, trang bị nội thất Từ đường,
  • Hương khói Từ đường và tổ chức giỗ Tổ;

 

Điều 15. Huy động và Nguồn gây quỹ họ Quỹ họ được gây dựng từ các nguồn:

  • Đóng góp của các thành viên là con trai trong họ theo quy định: 10.. ng”III đồng/năm/dinh cho Quỹ họ (mức đóng góp sẽ tăng lên do biến động giá cả thị trường hoặc việc trùng tu nâng cấp nhà Tổ, mộ Tổ do Hội đồng gia tộc họp, bàn và quyết định).
  • Cung tiến của con cháu làm ăn phát đạt;
  • Cung tiến của con gái, con rể, cháu chắt bên ngoại; | – Cung tiến của các thành viên trong họ vào dâng hương lễ Tổ vào các dịp Lễ tết, Mồng Một, ngày Rằm, thành đạt trong học hành, làm ăn, thăng tiến về công danh…
  • Tài trợ của các nhà hảo tâm, doanh nhân con cháu trong họ.

 

Điều 16. Quản lý, thu, chi quỹ Họ

  • Việc huy động, thu chi, quản lý quỹ họ do Tiểu ban Tài chính đảm nhiệm.
  • Tiểu ban Tài chính đảm nhiệm việc chi quỹ họ theo mức quy định cho từng công việc:
  • Với những khoản chi nhỏ, thường xuyên như hương khói, hoa quả tuần cảnh, chi các Hội nghị BCH Hội đồng Gia tộc, chi văn phòng phẩm Tiểu ban Tài chính chi theo quy định.
  • Với những khoản chi khác, nhiều và đột xuất, như tổ chức ngày Giỗ Tổ thì Ban tài chính báo cáo dự toán với Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc, hoặc Hội đồng đồng gia tộc họp, bàn biểu quyết, quyết định.
  • Ban tài chính phải lập sổ theo dõi thu chi và các Tờ trình duyệt chi, hàng năm tính toán đầy đủ, chính xác, báo cáo Ban Chấp hành Hội đồng Gia tộc, và báo cáo Toàn họ trong kỳ họp mặt toàn thể để xem xét nhất trí hay còn những vấn đề chưa rõ thì Ban tài chính cần kiểm tra lại và giải trình cụ thể.

 

Điều 17. Kiểm tra, giám sát việc phát triển và sử dụng quỹ họ

Ban Kiểm tra có quyền yêu cầu Ban Chấp hành Hội đồng Gia tộc, và Tiểu ban Tài chính cung cấp mọi thông tin và số liệu để thực hiện kiểm tra, giám sát các mặt:

  • Phương thức và kết quả phát triển quỹ họ.
  • Tình hình quản lý quỹ họ: có lập sổ thu, chi và có ghi chép đầy đủ, rõ ràng không, có thực hiện tổng hợp số liệu thu chi từng việc và định kỳ hàng năm không;
  • Phát hiện những tồn tại trong quản lý, sử dụng quỹ họ;
  • Lập báo cáo kiểm tra và kiến nghị Hội đồng Gia tộc, hình thức xử lý các vụ việc xảy ra trong quản lý và sử dụng quỹ họ.
  • Kiểm tra việc thực hiện Tộc ước của các gia đình và các chi trong họ

 

 ****

CHƯƠNG VIII: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Điều 18. Khen thưởng

  1. Những người, những tổ chức có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh và tích cực vận động mọi người cùng thực hiện quy ước này có hiệu quả sẽ được hội đồng gia tộc tuyên dương, khen thưởng hàng năm.
  2. Những người có ý thức tốt chăm lo phát huy truyền thống Tiên tổ và đóng góp công đức phát triển Dòng họ thịnh vượng thì sẽ được Hội đồng Gia tộc, xét khen thưởng xứng đáng, từ biểu dương trước toàn Gia tộc, ghi danh vào Sổ vàng Gia tộc.

Sổ vàng Gia tộc có:

  1. Các Trang vàng ghi danh: lưu tên tuổi những người trong họ từ đời cụ Thuỷ tổ đến nay học hành đỗ đạt cao, thành danh trên đường sự nghiệp.
  2. Các Trang vàng Công đức: lưu tên tuổi những người có đóng góp công sức, vật chất, tài chính cho hoạt động việc họ như: sưu tầm, bổ sung Phả hệ, Phát triển giao lưu liên kết dòng họ, tu tạo Nhà thờ, Mộ Tổ.

 

Điều 19. Kỷ luật Những người vi phạm Tộc ước sẽ bị xử lý nghiêm minh.

  1. Những gia đình và cá nhân không tôn kính Tổ Tiên, thiếu trách nhiệm hay cố ý không chấp hành Tộc ước, không chung sức, chung lòng lo toan việc họ, hoặc gây mất đoàn kết trong gia đình, trong Chi, trong Họ hoặc thoái hoá, biến chất, chấp hành Luật pháp không nghiêm, mắc các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến truyền thống dòng họ thì sẽ bị Hội đồng gia tộc, cùng Trưởng họ, Trưởng chi, và các bậc cao niên giáo dục. Nếu người đó không tiếp thu, sửa chữa, dẫn đến tù tội, làm ảnh hưởng đến thanh danh dòng họ thì bị cảnh cáo trong toàn Họ. Khi mãn hạn tù trở về nếu tiếp thu sự giáo dục của gia đình, của Gia tộc thành người tốt mới được Hội đồng gia tộc xét cho được dâng lễ cẩn cáo Tổ Tiên đại xá.
  2. Những người thiếu ý thức bảo vệ làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền của của Gia tộc sẽ bị Hội đồng Gia tộc, xem xét kỷ luật thích đáng với hậu quả họ gây ra, từ phê bình, khiển trách hoặc cảnh cáo trước toàn Gia tộc, buộc phải bồi hoàn giá trị tài sản đã bị thất thoát.
  3. Người trông coi Nhà thờ, Mộ Tổ nếu thiếu ý thức bảo vệ, sa sút đức độ, quản lý không tốt, cố tình lợi dụng hoặc để người khác lợi dụng, lấn chiếm sân vườn Nhà thờ vào mục đích riêng tư, làm thất thoát tài sản thì sẽ bị Hội đồng Gia tộc, xem xét đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng, từ nhắc nhở đến phê bình, cảnh cáo trước toàn Gia tộc, đồng thời phải bồi thường thiệt hại nếu để thất thoát tài sản và không được tiếp tục trông coi tài sản của Gia tộc. Hội đồng gia tộc bàn và giao cho cho người khác đủ điều kiện quản lý thay.

Những người là uỷ viên BCH, nếu vi phạm nặng sẽ bị Hội đồng Gia tộc, kiểm điểm, bãi nhiệm và cảnh cáo trước toàn Họ. Những người là Tộc trưởng, Chi trưởng, nêu vi phạm nặng sẽ bị Hội đồng Gia tộc, Chi tộc xem xét phế truất và thông báo cho toàn họ biết.

 

****

CHƯƠNG IX: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 20. Bản thảo Tộc ước đã được Trưởng tộc và các thành viên trong Ban Chấp hành Hội đồng gia tộc nghiên cứu kỹ, bàn thảo và bổ sung; Tộc ước đã được thông qua lần cuối tại Hội nghị Hội đồng Gia tộc, có sự tham gia của đông đủ các thành viên trong họ, tại nhà thờ Tổ ngày 23 tháng 02 năm 2018 (là ngày 08 tháng Giêng năm Mậu Tuất).

Tộc ước được in phát cho các hộ trong dòng họ Nguyễn Phùng thực hiện từ ngày 25 tháng 3 năm 2018. Mọi thành viên trong họ có bổn phận thực hiện nghiêm các quy định của Tộc ước này. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa thật phù hợp, Hội đồng Gia tộc sẽ xem xét bổ sung hoàn thiện tiếp.

 

TỘC TRƯỞNG                                                       TM. BCH HỘI ĐỒNG GIA TỘC

                                                                                TRƯỞNG BAN

(Đã ký)                                                                          (Đã ký)

 

 

Nguyễn Văn Tiến                                                              Nguyễn Văn Sơn