Tộc Phả
02 Th1, 2022 admin
LỜI MỞ ĐẦU
Người xưa thường nói:
“Chim có tổ- Người có tông”
“Uống nước nhớ Nguồn”
Đất nước có lịch sử và truyền thống dựng Nước và giữ Nước. Dòng họ có Tiên Tổ, Chi, Cành. Gia đình có Ông, Bà, Cha, Mẹ, Cháu, Con. Gia đình là thành viên của dòng họ. Đó là nơi chôn nhau cất rốn tồn tại vĩnh hằng.
Để con cháu sau này khi tìm về cội nguồn được đầy đủ, rõ ràng hơn nên cần viết lại Tộc phả này.
Mong rằng các thế hệ tiếp nối của dòng họ Nguyễn Phùng, nhất là Ở các Chi hãy trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái và danh dự của dòng Họ; phải bảo vệ và giữ gìn, tôn tạo Tổ Đường và Mộ Tổ khang trang, bền vững. Dẫu cuộc sống có biến đổi thế nào vẫn phải luôn hướng về cội nguồn, tức là về Quê hương, Dòng họ; chăm lo tìm hiểu anh em, chú bác cùng Dòng họ để ứng xử đúng đạo lý làm người.
Điều nuối tiếc hiện nay của Dòng họ ta là Tộc phả đã bị thất lạc hoặc mất mát hồi cải cách ruộng đất (1954). Rất may là Ông Nguyễn Dương Thiện thuộc chi Nguyễn Dương còn lưu giữ được gia phả của CHI. Phần đầu của gia phả bằng chữ Hán có ghi rõ các đời kế tiếp nhau kể từ Ông, Bà Chính Tiên Tổ.
Do vậy, chúng ta có thể khái quát về sự phát triển của Dòng họ Nguyễn Phùng ta như sau:
Ông Tổ Nguyễn Phúc Trung làm quan thụ chức Kim Long Điện Thiếu Khanh, được nhà Vua cho về nghỉ hưu tại xứ Nghiêm Phùng (tức xóm Nghiêm Phùng – xã Quảng Đại hiện nay. Do vậy, khi lập nên Dòng họ, ông Tổ lấy tên là họ Nguyễn Phùng. Trong gia phả ghi rõ: Ông tổ Nguyễn Phúc Trung – Kim Long Điện Thiếu Khanh, Tỷ Vu Quan Yên Nghiêm Phùng Xứ tức là được nhà Vua cho về nghỉ hưu tại xứ Nghiêm Phùng.
Do tộc phả không còn nên không rõ Ông Tổ làm quan dưới Triều nào. Vì vậy chỉ xin căn cứ vào điều sau đây để suy đoán về thời gian ông Tổ lập nên dòng Họ:
Từ đời Ông, bà Chính Tiên Tổ đến đời thứ đời thư 8 hoặc thứ 9, Dòng họ ta có: Ông Nguyễn Duy Nghĩa, trong gia phả ghi rõ như sau: Hiển Tẳng Tổ. Lê Triều Quốc Tử Giám, Giám Sinh, Lịch Trúng Tam trường hội thí; sơ bố Hà Trung phủ giáo thụ, tái thụ Nông Cống huyện Trí huyện, bản triều Gia Long Nguyên Niên, khâm sai Quang Đức Phủ, Thiên Lộc huyện Tri huyện Nguyễn Tiên Sinh Duy Nghĩa, dức tử đun Nhã.
Giỗ ngày 28/3, mộ tại cồn Mã Phượng
Gia Long Nguyên Niên là vào năm 1802. Như vậy từ đời ông Nguyễn Duy Nghĩa tính ngược về đời ông, bà Chính Tiên Tổ, cho phép ta suy đoán ông Tổ Dòng họ ta có thể ở vào thời Chúa Thượng (1635 – 1648) ở Đàng Trong và thời Vua Lê Thần Tông (1635 – 1643), Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (1623 – 1657) ở Đàng Ngoài.
Đến đời thứ 5, Dòng họ chia thành 4 Chi:
Nguyễn Văn
Nguyễn Duy
Nguyễn Huy
Nguyễn Dương
Đến đời thứ 6 chi Nguyễn Dương lập thêm 1 chi nữa là chỉ Nguyễn Kim.
LỊCH SỬ TÓM TẤT
Trong gia phả của Dòng họ còn lưu giữ ở chỉ Nguyễn Dương, đã ghi rõ các Đời của Dòng họ như sau:
ĐỜI THỨ NHẤT
– Chính Tiên Tổ là Phúc Trung Công, làm quan trong Triều, thụ chức “Kim Long Điện Thiếu Khanh” tên Huý của Chính Tiên Tổ là Nguyễn Phúc Trung, Tiên Tổ được nhà Vua cho về nghĩ hưu tại xứ Nghiêm Phùng (xã Quảng Đại ngày nay).
Chính Tiên tổ mất ngày 8 tháng Giêng, không rõ năm, táng tại Cồn Mã Rưới mười ba. Mộ chính Tiên tổ đã được xây lại khang trang vào tháng Tám năm Mậu Dần (1998) – Địa danh Mộ tổ nay thuộc thôn làng Mỹ Lâm – xã Quảng Đại.
– Chính Tiên Tổ Tỷ (vợ ông Tổ) hiệu Từ Tâm tức là Bà Tổ Nguyễn Thị Tâm, không rõ quê quán. Bà Tổ cũng mất ngày Tám tháng Giêng (khác năm), táng tại Mã Mồ Xứ (làng Nghiêm – xã Quảng Đại ngày nay) hiện chưa tìm thấy mộ.
– Ông bà Chính Tiên Tổ sinh hạ được 2 người con trai, 1 người con gái:
Con trưởng: Nguyễn Phúc Tráng
Con thứ: Nguyễn Phúc Trực
Con gái: Nguyễn Thị Phún, hiệu là Dung Hoa Nường (Nàng Dung Hoa) – Bà là bà Cô Tổ của Dòng họ.
Từ đường (nhà thờ Họ) được xây dựng từ đời thứ nhất tại xóm Phùng, làng Nghiêm. Sau đó chuyển về xóm Mã, làng Bài.
ĐỜI THỨ HAI
Vì ông Tổ Nguyễn Phúc Tráng không có con nên ông Tổ Nguyễn Phúc Trực nối tiếp đời thứ hai.
– Quang Tổ Khảo: Nguyễn Phúc Trực mất ngày 18 tháng Giêng, không rõ năm, táng tại xóm Phùng, Uy Thôn (xóm Phùng, làng Nghiêm xã Quảng Đại ngày nay) hiện chưa tìm thấy mộ.
– Quang Tổ Tỷ hiệu Từ Niệm, người cùng làng. Bà mất ngày 21 tháng Bảy, táng không rõ nơi nào.
Ông bà Quang Tổ Khảo sinh hạ được 2 người con trai:
– Con trưởng Nguyễn Phúc Chính bà vợ hiệu Từ Cái – Ông, bà không có con.
– Con thứ: Nguyễn Phúc Trí
ĐỜI THỨ BA
Vì Cao Cao Tổ Khảo Nguyễn Phúc Chính không có con nên Cao Cao Tổ Khảo Nguyễn Phúc Trí nối tiếp đời thứ Ba.
– Cao Cao Tổ Khảo Nguyễn Phúc Trí mất ngày 16 tháng Năm, không rõ năm và không rõ táng nơi nào. Trong gia phả có ghi là Cao Cao Tổ Khảo do cháu là Nguyễn Duy Thông phụng thờ.
– Cao Cao Tổ Tỷ hiệu Từ Dung, mất ngày 16 tháng Tám, không rõ năm và không rõ táng nơi nào.
Ông, bà Cao Cao Tổ Khảo chỉ sinh hạ được 1 người con trai là Nguyễn Phúc Thận, nối tiếp đời thứ Tư.
ĐỜI THỨ TƯ
– Cao Cao Tổ Khảo Nguyễn Phúc Thận mất ngày 30 tháng Chín, không rõ năm và không rõ táng nơi nào. Trong gia phả cũng ghì là: Cao Tổ Khảo do cháu Nguyễn Duy Thông phụng thờ.
– Cao Cao Tổ Tỷ hiệu Từ Diên, người họ Trần không rõ quê quán. Bà mất ngày 20 tháng Hai không rõ năm và không rõ táng nơi nào.
– Ông, bà Cao Cao Tổ Khảo sinh hạ được 4 người con trai và 5 người con gái.
Bốn người con trai là:
l- Nguyễn Phúc Thực, do chấu là Nguyễn Duy Thông thờ phụng.
2- Nguyễn Phúc Trực (trùng tên với Cố Nội) do ông Nguyễn Huy Sành thờ phụng.
3- Nguyễn Phúc Tráng, do ông Nguyễn Dương Tài thờ phụng. Trong gia phả còn ghi, ông Thắng là Ưu binh Cai nhị đội, sắc thụ phó Thiên hộ, đời Hậu Lê.
4- Nguyễn Phúc Quyền, do ông Nguyễn Duy Dũng thờ phụng.
Riêng 5 người con gái không có tên trong gia phả, chỉ ghi là lấy chồng về các họ khác.
Việc phân công cho con cháu thờ phụng Ông, bà như nêu trên tiến hành sau khi Dòng họ chung được chia thành 4 Chi.
Đến cuối đời thứ tư, Cao Tổ Khảo Nguyễn Phúc Thận chia dòng họ thành 4 Chi:
1- Nguyễn Văn
2- Nguyễn Duy
3- Nguyễn Huy
4- Nguyễn Dương
Sau khi chia thành 4 Chi, mỗi chi đều có Ông Tổ của Chi.
Đây là đời thứ Năm của Dòng họ và là đời thứ Nhất của mỗi Chi.
Trước đây mỗi Chi đều có nơi thờ riêng của Chi, nhưng theo truyền thống của Dòng họ, hàng năm toàn Họ đều làm các lễ tiết sau đây tại Tổ Đường:
– Từ chiều 30 tết đến hết ngày mùng 7, Dòng họ phân công các Chi trực ở nhà thờ Họ để thờ cúng Tổ tiên. Toàn họ chúc tết và mừng thọ cụ Thủ Chỉ của Dòng họ.
– Ngày mùng 8 tháng Giêng, toàn hộ làm giô Ông Bà Chính Tiên Tổ và bà Cô Tổ.
– Ngày 25 tháng 10, toàn Họ làm lễ Thường Tân (cúng cơm mới) tại nhà Thờ.
Đến đời thứ sáu của Dòng họ, tức là đời thứ hai của mỗi Chi, Chi Nguyễn Dương lập thêm mội Chi nữa là Chí Nguyên Kim.
(Chú Nguyễn Duy Tiêu biên soạn)